Lời ban biên tập

Dự án Niên giám Séc đặt ra mục tiêu là tạo nên một diễn đàn mở nhằm giới thiệu và trao đổi những quan điểm khác nhau của các tác giả đến từ Trung và Đông Âu bằng phương pháp để các độc giả trên toàn thế giới có thể dễ ràng tiếp cận.  Prof. Alexander J. Bělohlávek

Dự án „Niên giám Séc“, bao gồm ý tưởng đang hiện hành của Niên giám Séc về luật quốc tế (Czech Yearbook of International Law) và Niên giám Séc (và Đông Âu) về hệ thống tố tụng trọng tài (Czech (& Central European) Yearbook of Arbitration), được hình thành từ ý tưởng tạo ra một diễn đàn rộng rãi và công khai nhằm giới thiệu sự phát triển của lý thuyết cũng như thực tiễn pháp luật tại Trung và Đông Âu và để độc giả trên toàn thế giới có thể tiếp cận. Đây là diễn đàn mở nhằm phục vụ các học giả nghiên cứu, tác giả và những sinh viên có triển vọng quan tâm đến dự án, nhưng đồng thời diễn đàn này cũng dành cho những luật gia đang hành nghề với mục đích trao đổi các quan điểm và lập trường khác nhau về những vấn đề được các tác giả phân tích từ những hệ thống tư pháp khác nhau, qua đó có thể đưa ra một cách nhìn đáng quan tâm về những vấn đề đang được giải quyết theo các cách khác nhau ở mỗi quốc gia. Sự cởi mở và tính thẳng thắn của diễn đàn được kiến lập không chỉ dựa trên lăng kính rộng lớn của các ngôn ngữ bao trùm, mà còn dựa trên cách tiếp cận đối với các độc giả và tác giả, những người mà chúng tôi có vinh hạnh mời tham gia hợp tác để tạo nên một diễn đàn công khai rộng lớn nhất trong những lĩnh vực quan tâm.   

Chúng tôi hy vọng rằng, sự nỗ lực thực hiện dự án đầy tham vọng này của chúng tôi sẽ làm hài lòng các bạn; chúng tôi xin chân trọng mời các bạn tham gia thực hiện dự án này.

Niên giám Séc về luật quốc tế (The Czech Yearbook of International Law, CYIL) giới thiệu ngành khoa học pháp lý được bao quát rộng nhất về mặt học thuật và thực tiễn tại Trung và Đông Âu. Những luận điểm phân tích được bảo vệ trong Niên giám Séc về luật quốc tế CYIL phù hợp với những vấn đề thực tế của công pháp và tư pháp quốc tế và cũng đụng chạm đến những khía cạnh của luật châu Âu cũng như luật hiến pháp. Chất lượng của Niên giám Séc về luật quốc tế CYIL rõ ràng được chứng minh thông qua số lượng các chuyên gia từ những viện nổi tiếng tại Cộng hòa Séc, Cộng hòa Slôvakia và Ba Lan, cũng như tại những nước khác trong khu vực, những người đã tham gia đóng góp vào hoạt động của Hội đồng khoa học và Ban biên tập. 

Niên giám Séc về luật quốc tế là tuyển tập các bài khảo luận do các nhà chuyên môn soạn thảo nhằm đưa ra một cách nhìn độc đáo về những vấn đề pháp luật đặc trưng được điều chỉnh trong phạm vi văn hóa pháp lý châu Âu. Niên giám Séc về luật quốc tế CYIL bao gồm những bài viết của các học giả, luật sư, nhân viên tòa án và các luật gia đang hành nghề trong lĩnh vực luật quốc tế cũng như việc biên tập những ấn phẩm được chọn lọc; tiếp theo, niên giám này cung cấp các thông tin và cái nhìn tổng quát về công việc nghiên cứu trong lĩnh vực luật quốc tế. Niên giám Séc về luật quốc tế CYIL ủng hộ sự phát triển của luật quốc tế và những cách tiếp cận phân tích mới nhằm nâng cao sự hiểu biết của ngành luật này và những mục tiêu của nó trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Những điểm chính trong sự quan tâm của Niên giám Séc về luật quốc tế CYIL 2010 là những vấn đề hiện hành liên quan đến các công ước quốc tế trong phạm vi của luật Liên minh châu Âu, các quan hệ hợp đồng quốc tế, bảo vệ nhân quyền trong phạm vi quốc tế, những khía cạnh của luật hình sự cũng như quy trình tố tụng trọng tài quốc tế.   

Cộng hòa Séc là nguồn thông tin quan trọng đối với những học giả chuyên sâu về luật so sánh và luật quốc tế, cũng như đối với các chuyên gia chuyên về lĩnh vực liên quan là luật hiến pháp và luật châu Âu. Mục tiêu của dự án này là tiếp tục làm sâu sắc hơn và mở rộng sự phân tích về luật quốc tế, đặc biệt là tại các nước Trung và Đông Âu.

Dự án thứ hai trong khuôn khổ của Dự án „Niên giám Séc“ chủ yếu tập trung vào vấn đề quy trình tố tụng trọng tài theo quan điểm luật trong nước cũng như quốc tế. 

Việc áp dụng quy trình tố tụng trọng tài cũng như các phương pháp giải quyết mâu thuẫn vẫn có ý nghĩa quan trọng. Tại Trung và Đông Âu, quy trình tố tụng trọng tài được nhìn nhận là phương pháp cấp tiến nhờ vào những mặt thực tiễn của mình cũng như yếu tố là đáp ứng được các yêu cầu của các chuyên gia trong một số lĩnh vực nhất định của nghề nghiệp. Trung và Đông Âu, khu vực chủ yếu nhưng không phải duy nhất của mối quan tâm trong dự án này, xuất phát từ truyền thống luật La Mã của lục địa châu Âu, nơi mà quy trình tố tụng trọng tài được thiết lập dựa trên nguyên lý tự do ý chí của các bên và lập trường thực tế không hình thức. Lập trường cổ điển này hơi khác so với các nguyên lý mà hệ thống tố tụng trọng tài tại các nước có hệ thống pháp luật xuất phát từ luật tục lấy làm cơ sở thiết lập. Mặc dù giữa các nước trong khu vực có những điểm giống nhau, nhưng quy trình tố tụng trọng tài tại Trung và Đông Âu là một hệ thống có những nét rất đặc thù và riêng biệt.

Một trong những điểm bất lợi của quy trình tố tụng trọng tài tại Trung và Đông Âu là sự thiếu vắng những tiêu chuẩn so sánh hay một giới tuyến chuẩn mực để có thể dễ dàng nhận dạng được những nét chung cũng như những điểm khác biệt ở từng quốc gia, qua đó có thể giúp cho việc giải quyết những vấn đề xuyên suốt toàn bộ khu vực. Dự án Niên giám Séc CYArb cố gắng bàn về vấn đề này và đưa ra một diễn đàn không chỉ dành riêng cho việc so sánh thực tiễn trọng tài và các học thuyết tại các nước trong khu vực, mà còn liên quan đến cả thực tiễn với chuẩn mực quốc tế. Dự án này cũng tập trung làm sáng tỏ những khía cạnh nghiên cứu và thực tiễn đang tồn tại ở các nước này và so sánh những lập trường quan điểm này với thực tiễn rộng lớn của châu Âu và quốc tế. Dự án này cũng đưa ra một không gian mở dành cho sự trao đổi về những kết luận của các nghiên cứu pháp luật và những thông tin khác trong lĩnh vực này. 

Đề tài chính trong số đầu tiên của Niên giám Séc CYArb là áp lực giữa hệ thống tố tụng trọng tài và luật công, đặc biệt là những quyền cơ bản được hiến pháp bảo đảm. Đề tài này tập trung vào sự giao thoa giữa các nguyên lý cơ bản của cả hai hệ thống - một mặt là quan điểm tự do ý chí trong sự liên quan đến các quyền cơ bản của những bên tham gia quy trình tố tụng trọng tài, mặt khác là sự giới hạn tự do ý chí trong sự liên quan đến những quyền cơ bản của các bên tham gia này. Có thể theo dõi và quan sát phạm vi xung đột trong một số sự kiện tố tụng nhất định đang diễn ra, đặc biệt với quan điểm về quyền được xét xử công bằng đã được cụ thể hóa trong các công ước quốc tế về bảo vệ nhân quyền cũng như trong hiến pháp của từng nước và các luật khác. Niên giám Séc CYArb nhấn mạnh về tính nhị nguyên của quan điểm về quy trình tố tụng trọng tài trong sự liên quan đến nhân quyền và các giá trị hiến pháp khác bảo đảm việc bảo vệ nhân quyền. Trong thời kỳ này của quá trình toàn cầu hóa (và trong sự liên quan đến châu Âu, sau đó là mối quan hệ liên kết trong phạm vi Liên minh châu Âu) đã xuất hiện nhiều vấn đề mà tạm thời vẫn chưa có câu trả lời và điều đó đã dẫn tới những cái nhìn và thách thức hoàn toàn mới, nếu xét về những vấn đề mà hàng bao nhiêu năm vẫn được coi là đã có câu trả lời.   

Đề tài trong số đầu tiên của Niên giám Séc CYArb là sự nghiên cứu có tính hệ thống và thống nhất về phạm vi nhân quyền trong sự liên quan đến quy trình tố tụng trọng tài là phương tiện để giải quyết tranh chấp. Ở đây có một không gian rộng lớn dành cho việc tiếp cận có tính so sánh mở rộng về các tòa án trong nước theo quan điểm của các truyền thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này cũng có ý nghĩa quan trọng vì những khía cạnh thuần túy thực tiễn của mình, ví dụ như vấn đề gửi các văn bản của tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài.  

Chúng tôi tiếp quản lại ý tưởng và những người tham gia dự án Niên giám Séc CYArb từ dự án Niên giám Séc về luật quốc tế CYIL mà lần xuất bản thứ hai của nó hiện nay đang được chuẩn bị và sẽ được nhà xuất bản Juris Publishing Inc. tại New York phát hành. Sự giống nhau về mặt ý tưởng này đặc biệt được phản ánh dưới hình thức của niên giám là tạp chí thường niên. Niên giám sẽ chỉ được phát hành bằng tiếng Anh, trong đó những lời chú giải được ghi bằng tiếng Séc, Slôvakia, Pháp, Đức, Ba Lan và tiếng Nga.